Ninh Bình quyết liệt triển khai giải pháp nâng cao chỉ số PCI năm 2025

ảnh internetTheo công bố của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), năm 2024, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Ninh Bình đạt 69 điểm, tăng 1,17 điểm so với năm 2023. Với kết quả này, Ninh Bình xếp thứ 17/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và đứng thứ 5/11 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng, tăng 2 bậc so với năm trước.Trong 10 chỉ số thành phần, có 4 chỉ số tăng cả điểm số và thứ bậc gồm: Cạnh tranh bình đẳng, Chi phí không chính thức, Tính minh bạch, Gia nhập thị trường. Kết quả này cho thấy nỗ lực của các cấp, các ngành trong công tác cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy mạnh cải cách hành chính, đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân.Tuy nhiên, một số chỉ số như Tính năng động của chính quyền, Tiếp cận đất đai, Chi phí thời gian, Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự vẫn giảm điểm, phản ánh những tồn tại cần được kịp thời khắc phục để tránh ảnh hưởng tới kết quả PCI những năm tiếp theo.Đẩy mạnh cải cách, siết chặt kỷ luật, chuyển đổi số đồng bộĐể giữ vững đà tăng hạng PCI, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố phát huy tinh thần trách nhiệm, nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc, đề cao vai trò nêu gương của người đứng đầu. Các cơ quan, đơn vị cần nghiêm túc rà soát, phân công rõ trách nhiệm, thời gian, sản phẩm công việc theo tinh thần “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả”.Tỉnh kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhũng nhiễu, gây phiền hà, kéo dài thời gian giải quyết công việc, làm ảnh hưởng quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và người dân. Việc vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính phải được xử lý kịp thời, minh bạch.Song song với đó, tỉnh tiếp tục triển khai đồng bộ các nhiệm vụ cải cách hành chính, đơn giản hóa quy trình, thủ tục, đẩy mạnh số hóa hồ sơ, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao. Hoạt động của Bộ phận Một cửa, Trung tâm Phục vụ hành chính công các cấp được củng cố, hiện đại hóa theo hướng công khai, minh bạch, lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm thước đo chất lượng phục vụ.Chuyển đổi số được coi là công cụ quan trọng hỗ trợ cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý. UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, phát triển các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, đảm bảo kết nối thông suốt, phục vụ tra cứu, quản lý, cung cấp dịch vụ công hiệu quả, thuận tiện.Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo động lực phát triểnCùng với công tác cải cách, UBND tỉnh nhấn mạnh nhiệm vụ duy trì hoạt động đối thoại, lắng nghe ý kiến cộng đồng doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp yên tâm đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Tỉnh yêu cầu các ngành chức năng rà soát, điều chỉnh các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cho phù hợp thực tiễn, đặc biệt là các chương trình xúc tiến thương mại, tư vấn thị trường, tiếp cận vốn, đất đai, lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh.Chất lượng đào tạo và cung ứng lao động tiếp tục được quan tâm, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường đào tạo được khuyến khích phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp trong xây dựng chương trình đào tạo phù hợp, gắn với thị trường lao động, ưu tiên phát triển kỹ năng nghề, kỹ năng mềm, đổi mới sáng tạo cho người lao động.Để triển khai hiệu quả các nhóm giải pháp đã đề ra, UBND tỉnh giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện, định kỳ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, kịp thời tham mưu giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh.Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp, Ninh Bình phấn đấu giữ vững đà tăng điểm, tăng thứ hạng PCI, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, thuận lợi, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn mới.Công văn số 100/UBND-VP2 của UBND tỉnh

Thông báo lịch tiếp công dân của Đảng uỷ phường

Đảng uỷ phường Liêm Tuyền thông báo lịch tiếp công dân định kỳ của đồng chí Bí thư Đảng ủy phường năm 2025.Thời gian, lịch tiếp công dânvào ngày mùng 05 và 20 hàng tháng (trong trường hợp ngày tiếp dân vào ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật hoặc ngày nghỉ lễ trong năm thì lịch tiếp dân vào ngày làm việc kế tiếp sau ngày nghỉ).Buổi sáng: Từ 8 giờ 00 đến 11 giờ 30.Buổi chiều: Từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30. Địa điểm tại Phòng tiếp công dân tại trụ sở Đảng uỷ, Uỷ ban MTTQ Việt Nam phường Liêm Tuyền. (Trụ sở UBND xã Đinh Xá cũ).

Công khai tiến độ của tỉnh Ninh Bình

THƯ KÊU GỌI Vận động ủng hộ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” năm 2025

ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM PHƯỜNG LIÊM TUYỀN                 THƯ KÊU GỌIVận động ủng hộ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” năm 2025Kính gửi: Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà hảo tâm;Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; Chiến sĩ lực lượng vũ trang và Nhân dân trên địa bàn phường Liêm Tuyền. Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, cùng cộng đồng doanh nghiệp, nhà hảo tâm và Nhân dân phường Liêm Tuyền đã tích cực tham gia, ủng hộ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, góp phần chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và người có công với cách mạng. Hằng năm, vào các dịp lễ, Tết hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn, người có công và thân nhân luôn được thăm hỏi, tặng quà, động viên, chia sẻ. Nhiều gia đình người có công đã được hỗ trợ sửa chữa, xây mới nhà ở từ nguồn Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”. Những hoạt động ý nghĩa đó là biểu hiện sinh động của lòng biết ơn, sự tri ân sâu sắc đối với những hy sinh, đóng góp to lớn của các thế hệ đi trước vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Thực hiện chỉ đạo của cấp trên, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Liêm Tuyền phát động Cuộc vận động ủng hộ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” năm 2025, cụ thể như sau:Thời gian vận động: Từ ngày 16/7/2025 đến hết ngày 27/7/2025.Đơn vị tiếp nhận: Ban vận động Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” – Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Liêm Tuyền. Địa điểm tiếp nhận: Trụ sở UBND xã Đinh Xá cũ – nơi đặt Đảng ủy, UBND và UBMTTQ phường Liêm Tuyền hiện nay. Mọi sự đóng góp xin chuyển trực tiếp về Ban vận động Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” phường Liêm Tuyền để được tiếp nhận, quản lý và sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Liêm Tuyền trân trọng kêu gọi sự tham gia, hưởng ứng tích cực của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang, các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm và Nhân dân trên địa bàn. Sự đóng góp của quý vị là nguồn động viên to lớn, góp phần cùng địa phương thực hiện tốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, thể hiện đạo lý truyền thống của dân tộc Việt Nam. Trân trọng cảm ơn! UBMTTQ VIỆT NAM PHƯỜNG LIÊM TUYỀN        Chủ tịchQuyền Thị Phương: sđt 091 6373381 

Khuyến cáo kỹ năng an toàn khi bão số 3 đổ bộ

KHUYẾN CÁO: KỸ NĂNG AN TOÀN KHI BÃO SỐ 3 ĐỔ BỘCục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai | 07:02 22/07/2025Theo dự báo, khoảng 10-14 giờ hôm nay (22/7), bão số 3 sẽ đi vào đất liền. Đề nghị người dân tuân thủ theo các hướng dẫn, khuyến cáo của cơ quan chức năng để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản.Hồi 6 giờ ngày 22/7: Vị trí tâm bão số 3 cách Hưng Yên khoảng 50 km về phía Đông, cách Ninh Bình khoảng 70 km về phía Đông Bắc, cách Quảng Ninh khoảng 170 km về phía Nam Tây Nam, cách Hải Phòng khoảng 60 km về phía Đông Nam. Cường độ bão mạnh cấp 9-10 (89-102 km/h), giật cấp 13.Khoảng 10-14 giờ hôm nay bão đi vào đất liền khu vực Hải Phòng - Ninh Bình, cường độ đổ bộ cấp 8-9, giật cấp 11-12. Mưa to diện rộng từ sáng sớm ngày 22/7 đến ngày 23/7, trọng tâm là Hưng Yên, Ninh Bình, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An với lượng mưa phổ biến 200-300mm, cục bộ có nơi trên 500mm.⚠️ Để đảm bảo an toàn, người dân lưu ý theo các khuyến cáo sau:1️⃣ Theo dõi diễn biến của bão để chủ động ứng phó.2️⃣ Ở yên trong nhà, nơi trú ẩn an toàn (đóng chặt cửa, tránh xa cửa sổ, khu vực có kính).3️⃣ Tuyệt đối không ra ngoài khi bão đang đổ bộ, trừ trường hợp khẩn cấp. Nếu buộc phải đi ra ngoài, cần mang theo các vật dụng như đèn pin, áo phao, còi, điện thoại để liên lạc khi có sự cố.4️⃣ Không trú tránh dưới gốc cây, cột điện, vật dễ đổ. Đề phòng tai nạn do đổ nhà, cây cối, cột điện, các vật bị gió thổi bay, điện giật,…5️⃣ Chủ động ngắt nguồn điện, khóa ga nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy nổ, điện giật trong điều kiện mưa bão nguy hiểm.6️⃣ Tuyệt đối không ở lại trên tàu thuyền, chòi canh, lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản khi bão đổ bộ. Không quay lại khi bão chưa tan.7️⃣ Lưu ý thời gian tâm bão vào vì sẽ có khoảng 30 phút – 1 tiếng lặng gió trước khi gió đổi hướng và mạnh trở lại.8️⃣ Đề phòng mưa, lũ, ngập lụt tại một số vùng trũng thấp, khu vực đô thị và lũ quét, sạt lở đất ở khu vực miền núi; đề phòng nước dâng vùng ven biển, cửa sông.9️⃣ Lưu số điện thoại cứu hộ cứu nạn địa phương, thông tin kịp thời, chính xác vị trí, tình trạng nguy hiểm cho lực lượng chức năng trong trường hợp khẩn cấp.1️⃣0️⃣ Chấp hành sự chỉ đạo của chính quyền địa phương và cơ quan chức năng.Tham khảo thêm một số hướng dẫn kỹ năng chi tiết theo từng loại hình thiên tai dưới đây:

Đảm bảo vận hành thông suốt Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính

Vận hành thử nghiệm Trung tâm Phục vụ hành chính công xã Yên Từ (mới). Ảnh: Trường GiangNgay sau khi có chỉ đạo về việc sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức mô hình chính quyền địa phương 2 cấp của Trung ương, UBND tỉnh Ninh Bình đã nhanh chóng quán triệt và ban hành các văn bản chỉ đạo liên quan đến tổ chức lại hệ thống thông tin phục vụ chính quyền số. Trên cơ sở đó, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Nam, Nam Định thảo luận, thống nhất tham mưu, trình UBND tỉnh ban hành phương án lựa chọn các Hệ thống thông tin dùng chung. Nguyên tắc được đặt ra là “lựa chọn một hệ thống tốt nhất” thay vì “tích hợp cơ học”, nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai, đồng thời bảo đảm các hệ thống thiết yếu sẵn sàng hoạt động từ ngày đầu vận hành mô hình mới. Quá trình triển khai thực hiện đã có sự phối hợp đồng bộ giữa các Sở, ngành, địa phương và các đối tác công nghệ lớn như VNPT, Viettel để giải quyết nhanh các vấn đề phát sinh và hỗ trợ kỹ thuật kịp thời cho cơ sở.Đến thời điểm hiện tại, các Hệ thống thông tin dùng chung thiết yếu đã được rà soát, tổ chức lại một cách khoa học, bảo đảm sẵn sàng đưa vào vận hành chính thức. Trong đó, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC được lựa chọn triển khai là hệ thống hiện hành của tỉnh Ninh Bình, vốn được đầu tư theo hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin, có nhiều ưu điểm vượt trội, đồng thời được nhà cung cấp hỗ trợ nâng cấp, điều chỉnh miễn phí. Tính đến ngày 27/6/2025, toàn bộ 1.616 dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đã được tích hợp thành công lên Cổng Dịch vụ công quốc gia; đồng thời tỉnh đã công bố đầy đủ 292/292 danh mục thủ tục hành chính mới theo mô hình 2 cấp.Hệ thống quản lý văn bản và điều hành của tỉnh cũng đã được kiểm nghiệm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, bảo đảm liên thông giữa các cấp từ tỉnh đến xã. Việc cấp phát chữ ký số cho cán bộ, lãnh đạo các cấp đã hoàn tất, bảo đảm luồng gửi, nhận văn bản điện tử thông suốt, kết nối với Trục liên thông văn bản quốc gia. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến được triển khai theo hướng sử dụng song song hai nền tảng: Viettel phục vụ khối chính quyền, VNPT phục vụ khối Đảng và đoàn thể. Cách làm này không chỉ giúp tối ưu hạ tầng sẵn có, mà còn tránh lãng phí nguồn lực.Kết quả kiểm tra tại các điểm cầu cho thấy, thiết bị đầu cuối đã được trang bị đầy đủ, băng thông đường truyền bảo đảm, hình ảnh, âm thanh rõ ràng, ổn định. Việc tổ chức họp thử giữa tỉnh và xã, cũng như giữa các xã với nhau, đều đạt kết quả tốt, bảo đảm khả năng tổ chức các cuộc họp, giao ban, chỉ đạo điều hành ngay từ ngày đầu thực hiện mô hình mới.Các hệ thống thiết yếu khác như Hệ thống thông tin báo cáo, Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu, Cổng Thông tin điện tử tỉnh cũng đã được nâng cấp đồng bộ. Tỉnh đã thực hiện rà soát toàn diện, khắc phục các lỗi kỹ thuật, đồng thời đảm bảo chuẩn hóa quy trình, cấu trúc dữ liệu theo hướng dùng chung, liên thông và tích hợp.Cán bộ Trung tâm Phục vụ hành chính công xã Kim Đông giải quyết thủ tục hành chính cho người dân. Ảnh: Hồng GiangCùng với việc hoàn thiện về hạ tầng công nghệ, tỉnh Ninh Bình rất chú trọng đến yếu tố con người. Cán bộ, công chức được bố trí làm việc tại Trung tâm phục vụ hành chính công các xã, phường mới đã được tham gia các lớp tập huấn chuyên sâu về vận hành hệ thống, sử dụng chữ ký số, xử lý tình huống kỹ thuật cũng như cập nhật dữ liệu và giải quyết TTHC theo quy trình mới. Bên cạnh đó, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đã thiết lập 3 đường dây nóng, hoạt động liên tục để tư vấn, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi.Để đánh giá tổng thể khả năng vận hành của hệ thống trước khi đi vào chính thức, tỉnh Ninh Bình đã tổ chức vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền điện tử 2 cấp tại 7 xã, phường mới vào ngày 20/6/2025. Buổi thử nghiệm được tiến hành theo kịch bản thực tế, với các tình huống giả định sát với hoạt động thường ngày. Đồng chí Tạ Quang Phương, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết: “Trong lần vận hành thử này, chúng tôi vận hành đồng thời các hệ thống: Quản lý văn bản và điều hành, Thông tin giải quyết TTHC và Hội nghị trực tuyến. Tất cả được thực hiện trong điều kiện thật, với cán bộ thật, quy trình thật. Kết quả cho thấy các chức năng vận hành ổn định, quy trình tiếp nhận, xử lý và trả kết quả hồ sơ hành chính diễn ra trơn tru. Đây là bước chạy đà kỹ lưỡng, tạo nền tảng để vận hành chính thức không gặp trục trặc”.Tham gia vận hành thử nghiệm tại điểm cầu xã Kim Đông, đồng chí Phạm Văn Thi, công chức Tư pháp hộ tịch tại Trung tâm phục vụ hành chính công cho biết: “Quy trình xử lý văn bản và thủ tục hành chính được thực hiện rõ ràng, nhanh gọn. Đặc biệt, với sự hỗ trợ trực tiếp của cán bộ Sở Khoa học và Công nghệ, nhân viên VNPT, chúng tôi không còn lo lắng về việc bị gián đoạn trong ngày đầu triển khai chính thức”.Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, giải pháp công nghệ hợp lý, cùng sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, địa phương và đơn vị công nghệ, tỉnh Ninh Bình đã sẵn sàng cho việc vận hành Hệ thống thông tin phục vụ chính quyền địa phương 2 cấp một cách thông suốt, hiệu quả. Điều này không chỉ góp phần hiện đại hóa nền hành chính, mà còn thể hiện quyết tâm chính trị cao của tỉnh trong việc phục vụ người dân và doanh nghiệp nhanh chóng, hiệu quả, minh bạch.

  • Đang truy cập24
  • Hôm nay191
  • Tháng hiện tại13,630
  • Tổng lượt truy cập1,309,041

Các đồng chí lãnh đạo phường Liêm Tuyền, tỉnh Ninh Bình kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai trước mùa mưa bão năm 2025

Đoàn kiểm tra có Đồng chí Nguyễn Thị Phúc Thảo - Bí thư Đảng uỷ - Chủ tịch HĐND phường; đồng chí Nguyễn Thị Hà - Phó Bí thư Đảng uỷ - Chủ tịch UBND phường; đại diện phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị; Ban CHQS phường Liêm Tuyền.Đoàn đã đi kiểm tra, rà soát trên 10 điểm được xác định là những điểm xung yếu trên các tuyến đê bối thuộc địa bàn phường Liêm Tuyền. Sau khi kiểm tra, nắm bắt thực tế và nghe báo cáo của phòng chuyên môn, đồng chí Bí thư Đảng uỷ và Chủ tịch UBND phường yêu cầu: Ban chỉ huy phòng thủ dân sự và các phòng chuyên môn chủ động tham mưu giúp UBND phường thực hiện nhiệm vụ PCTT theo quy định, nhất là các biện pháp cấp bách, huy động các nguồn lực theo thẩm quyền; Chỉ đạo, đôn đốc việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch, phương án ứng phó thiên tại của địa phương; Chuẩn bị đầy đủ phương án PCTT, TKCN, sẵn sàng vận hành khi có tình huống thiên tai xảy ra; Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân chủ động trong phòng chống thiên tai; Chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình thời tiết, thông tin diễn biến của mưa, bão, lũ, kịp thời chỉ đạo, xử lý hiệu quả theo phương châm “4 tại chỗ” đảm bảo về nhân lực, phương tiện, sẵn sàng cho công tác PCTT&TKCN trên địa bàn, đảm bảo an toàn tài sản, tính mạng cho nhân dân…Dưới đây là một số hình ảnh:                                                                                                                                              Thực hiện Phòng Văn hóa - xã hội                                            

3 học sinh Trường THCS thị trấn Yên Ninh đoạt Huy chương Đồng AIMO 2025

Tại Vòng chung kết toàn quốc Kỳ thi Đấu trường Toán học châu Á - AIMO 2025, các em học sinh đến từ tỉnh Ninh Bình đã đạt được kết quả nổi bật.  Trao Huy chương Đồng khối lớp 6 cho các thí sinh đoạt giải. Ảnh: Báo Tiền phongNgày 6/7/2025, Vòng chung kết toàn quốc Kỳ thi Đấu trường Toán học châu Á - AIMO 2025 chính thức khép lại tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội với sự tham dự của hơn 600 học sinh xuất sắc từ các tỉnh, thành phố trên cả nước.Trường THCS thị trấn Yên Ninh (xã Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) tự hào đóng góp 4 gương mặt tiêu biểu vào vòng chung kết. Đáng chú ý, ba em học sinh lớp 6 đã xuất sắc giành được Huy chương Đồng, ghi dấu ấn mạnh mẽ ngay trong lần đầu tham dự một sân chơi trí tuệ tầm cỡ quốc gia. Ba em đoạt giải bao gồm: Phạm Quang Đại, lớp 6A1, Huy chương Đồng môn Toán; Phạm Phúc Lâm, lớp 6A1, Huy chương Đồng môn Toán; Lê Tấn Phát, lớp 6A1, Huy chương Đồng môn Toán.Việc các em học sinh khối 6 đạt huy chương tại vòng chung kết cấp Quốc gia là một tín hiệu tích cực, mở ra hành trình rộng lớn hơn cho các em trong việc chinh phục những đỉnh cao trí tuệ trong tương lai. Thành tích này một lần nữa khẳng định sự quan tâm của nhà trường đối với chất lượng giáo dục, đặc biệt là công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu.Thành tích của học sinh Trường THCS thị trấn Yên Ninh tại Vòng chung kết toàn quốc Kỳ thi Đấu trường Toán học châu Á - AIMO 2025 tiếp tục nối dài bảng vàng thành tích giáo dục mũi nhọn của nhà trường trong nhiều năm qua. Trong năm học 2024-2025, Trường THCS thị trấn Yên Ninh đã có 478 học sinh đoạt giải cấp tỉnh và 47 học sinh đoạt giải quốc gia.